Tin tức

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày: Dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa

06/03/2024
Copied!

Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thường gặp nhất là viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị viêm dạ dày kết hợp điều trị HP để tiêu diệt, kiểm soát vi khuẩn gây bệnh. Theo số liệu thông kê, trên thế giới có đến 50% tổng dân số bị nhiễm HP dạ dày. Tỷ lệ nhiễm tăng lên ở các vùng có mật độ dân số cao, điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HP cao nhất, theo nhiều báo cáo thống kê, tỷ lệ nhiễm HP tại Việt Nam hiện nay lên đến 70% dân số.

1. Vi khuẩn HP ảnh hưởng như nào tới dạ dày?

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có khả năng cư trú tại môi trường dạ dày có độ axit cao, ở trạng thái bình thường vi khuẩn có lợi do tham gia vào hoạt động tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên sau khi xâm nhập vào dạ dày thì phần lớn các trường hợp không có biểu hiện triệu chứng hay biến chứng gì, một số chủng HP gây hại kết hợp với điều kiện thuận lợi làm tốn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến:

  • Viêm, loét dạ dày – tá tràng cấp tính.
  • Viêm dạ dày mạn tính.
  • Chứng khó tiêu.
  • Thiếu máu, giảm tiểu cầu.
  • Một số trường hợp nhiễm HP gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính dẫn đến dị sản ruột, loạn sản, dần dần tiến triển thành ung thư dạ dày.

(Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm HP có nguy cơ bị ung thư dạ dày).

2. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua con đường nào?

Vi khuẩn HP lây truyền từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa:

  • Đường miệng – miệng: ăn uống chung bát đũa, cốc chén với người bị nhiễm HP.
  • Đường phân miệng: vi khuẩn HP từ dạ dày xuống ruột, thải qua phân ra môi trường, xuất hiện trong thức ăn và các vật dụng xung quanh.

3. Người bệnh bị nhiểm vi khuẩn HP có triệu chứng thế nào?

Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn HP sẽ không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, số còn lại thường có các biểu hiện triệu chứng như sau:

  • Đau vùng thượng vị.
  • Cảm giác chướng bụng.
  • Ăn nhanh no, cảm giác chán ăn.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Một số trường hợp có triệu chứng thiếu máu, mệt mỏi …

4. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm Vi khuẩn HP dạ dày.

Khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như đã nói ở trên cần phải đi khám tại chuyên khoa Tiêu hóa để xét chỉ định nội soi dạ dày đồng thời làm test chẩn đoán HP qua nội soi. Ngoài ra các bệnh nhân sau một đợt điều trị HP cũng cần được xét nghiệm lại để đánh giá kết quả điều trị.

Ngoài nội soi, còn có 2 phương pháp có ý nghĩa lâm sàng thường được sử dụng:

  • Test Urease qua nội soi đường tiêu hóa trên: Ưu điểm là có thể đánh giá được cả tình trạng tổn thương ở dạ dày, tá tràng.
  • Test HP qua hơi thở: Ưu điểm là không xâm lấn, không phải nội soi, độ nhạy cao. Tuy nhiên không thể đánh giá được tình trạng tổn thương tại dạ dày. Phương pháp này được khuyến cáo áp dụng cho bệnh nhân sau điều trị để đánh giá hiệu quả của đợt điều trị.

Bên cạnh các phương pháp nói trên thì chúng ta có thể chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP bằng: Xét nghiệm tìm kháng thể trong máu, xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân, sinh thiết làm xét nghiệm mô bệnh học, nuôi cấy tìm vi khuẩn. Tuy nhiên các phương pháp ít có giá trị lâm sàng hoặc tốn kém hoặc có độ nhạy không cao, ít được sử dụng trong lâm sàng.

5. Biện pháp hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP

  • Để hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP cần thực hiện một số biện pháp sau:
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống.
  • Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc chén.
  • Tránh các thói quen dùng chung 1 bát nước chấm, gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của mình.
  • Đi khám và làm xét nghiệm HP khi có các triệu chứng bệnh lý dạ dày và nghiêm túc điều trị khi có chỉ định để tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.
  • Khi trong nhà có người bị nhiễm HP thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ để tránh lây nhiễm.

T-Matsuoka Medical Center sử dụng hệ thống máy nội soi tiêu hóa hiện đại với tính năng nội soi phóng đại và ánh sáng dải tần hẹp giúp phát hiện các tổn thương ở giai đoạn sớm với kích thước rất nhỏ, chẩn đoán chính xác các tổn thương sớm ở dạ dày do HP. Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại xuất xứ Nhật Bản có độ chính xác cao giúp tăng tỷ lệ phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. Bên cạnh đó với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm của Việt Nam và Nhật Bản giúp quý khách được chẩn đoán và điều trị kịp thời với phác đồ chính xác nhất. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ và hướng dẫn tận tình, tổng đài nhắc hẹn khi đến lịch tái khám. Đối với các case bệnh khó sẽ được hội chẩn để thống nhất chẩn đoán và và phác đồ điều trị với các chuyên gia tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín tại Nhật Bản, hỗ trợ mua thuốc điều trị tại Nhật Bản. Các trường hợp có biến chứng nghiêm trọng như Ung thư dạ dày sẽ được hỗ trợ để liên hệ điều trị tại Nhật Bản. T-Matsuoka Medical Center chính là địa chỉ tin cậy để tầm soát, chẩn đoán và điều trị các loại bệnh lý dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP.

Đặt hẹn khám

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn:

    Đặt lịch tư vấn với bác sĩ

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Ngày khám
    Thời gian khám
    Mô tả vấn đề sức khỏe của bạn: