Tin tức
Uống thuốc không chỉ là tuân thủ đúng liều lượng, đúng giờ mà uống sai đơn, tự tiện thêm/bớt/trộn đơn… có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy phải uống như thế nào cho “đến nơi đến chốn”?
1. Không tự ý bỏ thuốc trong đơn
Tự tra cứu, tự tìm hiểu và tự nghĩ rằng “mình đúng” và chỉ sử dụng thuốc cần thiết, các loại khác “chắc chưa cần đâu” trong khi Khách hàng có thể không biết rằng: uống thuốc chống viêm giảm đau có thể gây loét dạ dày (với người có nguy cơ cao) nhưng không sử dụng thuốc cho dạ dày; uống thuốc điều trị lao có thể khiến men gan tăng nhưng bỏ qua thực phẩm chức năng tốt cho gan. Khách hàng CẦN hỏi bác sĩ để được giải thích kỹ càng về đơn thuốc và lý do cần sử dụng của từng loại để tuân thủ theo đúng chỉ định.
2. Không trộn nhiều đơn thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu Khách hàng đang phải uống nhiều loại thuốc điều trị bệnh A nhưng không may mắc phải bệnh B cũng cần điều trị, việc sử dụng thuốc lúc này có thể gây ra bất tương hợp. Bác sĩ cần được biết tiền sử, bệnh sử chi tiết cũng như thuốc Khách hàng đang dùng, vì vậy khi đến khám bệnh, hãy mang theo đủ tất cả đơn thuốc đang dùng để được tư vấn.
3. Không tự ý quy đổi liều lượng thuốc
Suy luận hàm lượng thuốc 1+1=2 để mua khác với đơn bác sĩ kê là sai lầm hay gặp. Ví dụ người bệnh dùng 1 viên Nifedipin 30mg LA (thuốc sử dụng để điều trị tăng huyết áp, có tác dụng chậm) nhưng không mua được nên tự đổi sang 1 viên 20mg và 1 viên 10mg mà không biết viên 10mg là thuốc tác dụng nhanh nên khi sử dụng huyết áp tụt sau đó lại tăng cao.
Hay một số thuốc có vỏ con nhộng để thuốc tan dần và phát huy tác dụng nhưng nếu mở ra và hòa tan, thuốc sẽ không được hấp thụ đúng.
NÊN hỏi bác sĩ nếu có bất kỳ vướng mắc nào nếu không mua theo được đúng như đơn thuốc.
4. Không tự ý ngừng thuốc đột ngột hoặc tự ý uống theo đơn thuốc của người khác cũng mắc loại bệnh như mình
Nhiều người tự ý ngừng dùng thuốc khi thấy các triệu chứng đã hết, nghĩ là bệnh đã khỏi; uống hết đơn thuốc không cần khám lại… Việc tự ý ngừng thuốc có thể khiến bệnh nặng hơn cả khi chưa dùng thuốc. Như điều trị lao, nếu không tuân thủ theo đúng phác đồ và duy trì theo thời gian điều trị, người bệnh có thể mắc lao kháng thuốc, năng hơn là lao đa kháng thuốc, siêu kháng thuốc. Hay với bệnh nhân tăng huyết áp, khi chưa dùng thuốc, huyết áp cao có thể chưa gây biến chứng nhưng khi đã dùng thuốc mà ngừng đột ngột có thể làm huyết áp tăng vọt dễ dẫn đến tai biến nguy hiểm.
5. Uống thuốc đúng thời điểm
Tính dung nạp của thuốc khi vào cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dùng thuốc đúng lúc thì tác dụng sẽ tốt nhất. Dùng thuốc không đúng lúc không những không làm khỏi bệnh mà còn làm rối loạn thêm cấu trúc sinh học theo thời gian của cơ thể. Nếu quên uống thuốc theo lịch, cần hỏi bác sĩ nên uống liều tiếp theo như thế nào để tránh bị xáo trộn liều lượng cần uống trong một ngày.
6. Nhớ uống thuốc bằng cách đặt nhắc nhở, bảo quản thuốc đúng cách, không mua thuốc không rõ nguồn gốc, không dùng thuốc hết hạn, kiểm tra kỹ tên và liều lượng thuốc có trùng với đơn hay không…là những điều cần lưu ý
Nguồn tham khảo: PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu
——————
Bài viết liên quan
Đặt lịch khám
Đặt câu hỏi
Đặt hẹn khám
Gửi đơn ứng tuyển
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên hệ, hoặc điện thông tin vào form bên dưới.
Đặt lịch tư vấn với bác sĩ
Trước khi bạn rời đi, hãy để lại thông tin để chúng tôi gửi cho bạn bản tin y khoa mà có thể bạn sẽ quan tâm.
Đặt lịch không thành công
Bác sỹ không có lịch khám, bạn vui lòng chọn ngày khác
Đặt lịch thành công
Lưu ý : Thời gian đặt lịch chỉ mang tính chất tương đối, T-Matsouka sẽ liên hệ xác nhận với Quý khách hàng sau khi có thông tin lịch khám. Xin cảm ơn Quý khách hàng đã chờ phản hồi từ T-Matsuoka.